Giới thiệu về cao răng và quy trình lấy cao răng nhằm đảm bảo an toàn đối với răng lợi
Mục lục
Cao răng là một vấn đề phổ biến trong nha khoa và việc lấy cao răng định kỳ giúp loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa viêm lợi, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa tụt lợi, giảm nguy cơ ố răng, phòng bệnh hôi miệng, và mang đến hàm răng trắng sáng. Việc lấy cao răng định kỳ cũng giúp phát hiện kịp thời các bệnh ly liên quan đến răng miệng và duy trì sức khỏe răng miệng hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên thảo luận với bác sĩ nha khoa để được tư vấn cụ thể và chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Cao răng là gì?
Cao răng là mảng bám không được làm sạch đã bị vôi hóa bởi các khoáng chất trong nước bọt, thường có màu vàng hoặc nâu, và có thể bám ở cổ răng, kẽ răng, dưới lợi hoặc trên bề mặt răng.
Lấy cao răng như thế nào?
Lấy cao răng là làm sạch các mảng bám, mảng vôi hoá trên hay dưới lợi bằng cách sử dụng đầu rung sóng siêu âm để làm bật mảng vôi răng ra khỏi bề mặt răng.
Nếu không định kỳ làm sạch cao răng có thể gây các bệnh quanh răng như: viêm lợi, tiêu xương tụt lợi, lung lay răng và thậm chí là mất răng. Nên hãy định ký tới nha sĩ để kiểm tra bạn nhé.
Lấy cao răng có đau không?
Đối với những người có tình trạng cao răng, viêm lợi nặng và đặc biệt chưa lấy cao răng bao giờ sẽ có cảm giác hơi ê buốt răng ( không đau ). Những nếu tới lấy cao răng định kì thì không xảy ra tình trạng ê buốt này.
Tình trạng chảy máu cũng có thể xảy ra nếu lợi đang viêm do có nhiều cao răng dưới lợi. Mức độ chảy máu nhiều hay ít cũng sẽ phụ thuộc và tình trạng cao răng, viêm lợi. Đối với các trường hợp bệnh nhân ê buốt nên kiêng ăn nóng, lạnh trong 2-3 ngày. Sau đó cảm giác này sẽ hết sau đó vài ngày.
Lấy cao răng có ảnh hưởng tới răng lợi không?
Khi bị cao răng, vôi răng, các nha sĩ thường khuyên nên đi cạo vôi và đánh bóng răng khoảng 6 tháng một lần. Đối với trường hợp bệnh nhân bị bệnh nha chu nặng thì có thể cạo 3 tháng một lần, tùy theo chỉ định của nha sĩ. Còn nếu chải răng đúng cách và đều đặn, đúng thời điểm, hạn chế khả năng hình thành vôi răng thì có thể chỉ cần cạo vôi răng một lần mỗi năm.
Lấy cao răng thì không ảnh hướng tới răng. Mà đây là một bước vệ sinh rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng. Đồng thời bác sĩ cũng có thể theo dõi định kỳ tình trạng sức khoẻ răng miệng của bệnh nhân. Từ đó xử lý sớm để bảo vệ răng miệng khoẻ mạnh.